Phương pháp chia bậc cầu thang xoắn đơn giản nhất

Cầu thang xoắn là sản phẩm rất được các kiến trúc sư ưa chuộng sử dụng. Sử dụng cầu thang xoắn vừa mang lại giá trị thẩm mỹ vừa tiết kiệm được không gian cho ngôi nhà một cách đáng kể. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ phương pháp chia bậc cho cầu thang xoắn một cách đơn giản và nhanh chóng nhất:

Tìm hiểu về cầu thang xoắn:

Cầu thang xoắn phù  hợp để sử dụng cho các ngôi nhà có diện tích chật hẹp. Theo phong thủy, nó còn mang đến những luồng khí tốt và luôn chuyển chúng đi nhưng mức độ phân tán không được đồng đều như các cầu thang truyền thống. Vì được sử dụng trong các căn hộ có diện tích hẹp nên chúng ta cũng phải tính toán chia bậc cầu thang sao cho hợp lý nhất.

Bên cạnh việc cải thiện được đáng kể diện tích thì cầu thang xoắn cũng có nhược điểm của nó. Diện tích của Căn phòng có cầu thang xoắn được chia không đồng đều, chân cầu thang lại không có khoảng nghỉ nên việc di chuyển trên cầu thang xoắn sẽ khó hơn so với cầu thang thông thường.

 

Khi  chia bậc cầu thang xoắn, bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

  • Bề rộng của cầu thang: Việ tạo bề rộng cần thiết sẽ tạo sự an toàn và thoải mái cho người di chuyển lên xuống, nhất là người già và trẻ em.
  • Tích hợp thêm một số đèn chiếu trên trần thang để đảm bảo ánh sáng  khi di chuyển lúc trời tối hoặc ban đêm.
  • Độ cao của cầu thang cũng nên được thiết kế vừa phải. Nếu độ cao không phù hợp sẽ khiến việc di chuyển trở nên khó khăn và mất sức.
  • Vị trí của cầu thang xoắn nên phù hợp với diện tích của ngôi nhà và nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Ngoài ra, bạn có thể trang trí hai bên chân cầu thang hoặc trên bậc cầu thang các chậu cây hoặc hoa nhỏ để tăng thêm vẻ lộng lẫy cho ngôi nhà. Thêm vào đó cần phải chú ý đến phong thủy của cầu thang, đặc biệt là số bậc cầu thang có thể mang tới cho chúng ta những điều bất ngờ

Phương pháp chia bậc cầu thang xoắn đơn giản

Các thông số để có bậc cầu thang tiện lợi

  • Độ cao: 270 cm
  • Đường kính ngoài: 200 cm
  • Đường kính trong: 10cm
  • Số bậc: Tối đa 11
  • Góc quay: 450º
  • Chiều dày các bậc: 5 cm
  • Độ dày cổ bậc: 24,5 cm
  • Góc quay các bậc: 40,9 º
  • Độ rộng các bậc: 70 cm
  • Chiều rộng quá trình phôi: 74,6 cm
  • Chiều rộng của các bậc trên thang: 95 cm
  • Độ dốc của cầu thang sẽ được quyết định thông qua tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của các bậc, được tính dựa trên công thức

2h + b = 60 cm

Trong đó: h là chiều cao bậc

                    b là chiều rộng bậc.

Bên cạnh các thông số trên, bạn cũng cần quan tâm tới việc chia cầu thang cho hợp lý:

  • Chiều dài các bậc trong cầu thang xoắn không được nhỏ hơn 80 cm
  • Các bước rộng tại khu vực trung tâm nên nằm trong khoảng 20 – 40 cm và không được nhỏ hơn hay lớn hơn.
  • Độ cao được khuyên dùng là khoảng từ 16 – 18 cm.

Ngoài tất cả các lưu ý trên, để có cầu thang xoắn phù hợp với ngôi nhà của mình, bạn cần quan tâm đền yếu tố chất liệu, kiểu dáng, hoạ tiết trang trí để đảm bảo tính thông suốt, thẩm mỹ và phù hợp về sự phong thủy với ngôi nhà của bạn.

 

 

Bài viết cùng danh mục